Đáng nói, đây còn là nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành hàng này mang lại lợi nhuận gấp từ 5 đến 10 lần so với các ngành khác. Chưa kể các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Hàng thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng tay dưới sự hỗ trợ của các công cụ đơn giản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là kết quả từ sự khéo léo, kỹ thuật truyền thống của bàn tay nghệ nhân thủ công tạo ra.
Nổi tiếng về hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở phía Bắc phải kể để làng nghề đan cói Kim Sơn (Ninh Bình) – đây là vùng đất có truyền thống trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói đã có từ lâu đời. Từ những sợi cói dài loằng ngoằng, qua bàn tay khéo léo người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm độc, lạ như: Mũ, dép, túi sách, hộp, cốc...
Trước đây, thị trường Nhật Bản được xếp thứ nhất trong số những thị trường xuất khẩu mục tiêu lớn, nhưng hiện nay vị trí dẫn đầu đang thuộc về Pháp và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thời kỳ 1999 - 2005 và thị trường này cũng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vừa phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho 187 nghệ nhân ở làng nghề. Cùng với đó, 16 nghệ nhân văn hóa nghệ thuật ẩm thực làng nghề Việt Nam, 16 thợ giỏi Làng nghề Việt Nam, 3 bảo vật tinh hoa làng nghề VIệt Nam cũng đã được công nhận…
Bao đời nay, khu vực các xã Thân Cửu Nghĩa, Tân Lý Đông và Tân Lý Tây của huyện Châu Thành (Tiền Giang) được biết đến là nơi có nghề đan cỏ bàng nổi tiếng. Những sản phẩm túi xách